TRANG SINH HOẠT



Giỗ tổ Hùng Vương ở Nam Úc
một thực trạng của sự phân hóa trong sinh hoạt cộng đồng


Tác giả: Kiều Trọng Tấn
Thể loại: sinh hoạt  cộng đồng

     Hằng năm, cứ đến ngày 10 tháng 3 Âm Lịch, người Việt khắp nơi trên thế giới đều long trọng tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, để tưởng nhớ đến Quốc Tổ và các Đấng Tiền Nhân đã có công dựng nước và giữ nước, theo đúng tinh thần và đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam.
    Cội nguồn của người Việt Nam đã được nhắc nhở qua hai câu đối ở đền Hùng:
Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản, sông Đà, non nước vẫn quy về đất Tổ
Văn minh đương buổi mới, con Hồng, cháu Lạc, giống nòi còn biết nhớ mồ Ông.
      Nhìn lại mấy ngàn năm lịch sử, dân tộc Việt có lúc hưng lúc suy, có lúc hào hùng độc lập. Nhưng cũng có giai đoạn chìm đắm trong khổ ải của ngoại xâm, chìm đắm trong sự cai trị độc tài của chế độ thống trị!!! Và những giai đoạn của lịch sử  đều có ghi lại chứng tích của thời kỳ cai trị, dù độc tài hay dân chủ. Song le, lịch sử lên án nhất vẫn là chế độ cai trị của những kẻ bán nước cầu vinh. Ngày trước có Lê Chiêu Thống cỏng rắn cắn gà nhà! Ngày nay có chế độ CSVN rước Tàu cộng vào bóc lột nhân dân, dâng đất, dâng biển cho Tàu cộng để cầu vinh...Nhưng hầu như bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu, hễ có người Việt yêu nước là ở đó có ngày Giỗ Tổ. Ngày giổ được tổ chứ long trọng hoặc âm thầm....Song tất cả đều nói lên tinh thần của dân tộc Việt Nam với ý nghĩa thiêng liêng: Cây có cội nước có nguồn.
      Trước khi đi vào phân tích hiện trạng sinh hoạt cộng đồng của người Việt Nam tại Nam Úc, tôi xin sơ lược về cội nguồn của dân tộc Việt Nam:
     Theo truyền thuyết, vua Đế Minh, cháu ba đời vua Thần Nông, của phần đất phía Bắc Việt Nam ngày nay, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh, gặp nàng tiên, lấy nhau, sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục làm vua xưng đế hiệu là Kinh Dương Vương và quốc hiệu là Xích Quỉ. Nước Xích Quỉ, Bắc giáp hồ Động Đình, Nam giáp Hồ Tôn (Chiêm Thành), Đông giáp biển Nam Hải và Tây giáp đất Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay). Năm đó là năm 2879 trước Công Nguyên, tức là cách nay (2003) 4882 năm. Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm làm vua, xưng hiệu Lạc Long Quân.
     Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai là Âu Cơ, sinh một bọc chứa 100 trứng, nở ra 100 con. Sau, vì Lạc Long Quân là giống Rồng, Âu Cơ là giống Tiên, không thể sống chung nhau, nên Lạc Long Quân dẫn 50 con về miền biển, Âu Cơ dẫn 50 con lên núi.Người con trưởng của Lạc Long Quân nối ngôi vua và xưng là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, kinh đô đặt tại Phong Châu, thuộc Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Phú ngày nay.
    Như vậy, gia tộc đầu tiên lãnh đạo dân Việt là họ Hồng Bàng, truyền ngôi nhau qua 20 đời vua: Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và 18 đời Hùng Vương kế tiếp nhau trị vì từ năm 2879 đến năm 258 trước Công Nguyên, tức là một triều đại kéo dài 2621 năm, thì bị nhà Thục cướp ngôi.
     Đền thờ Hùng Vương hiện nay ở núi Nghĩa Lĩnh, còn gọi là núi Hùng Sơn hay Nghĩa Lương, thuộc Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú. Và ngày giỗ Quốc Tổ được truyền lại đến nay là ngày mồng Mười tháng Ba âm lịch.
     Với cội nguồn của dân tộc Việt như đã trình bày trên đây, thì dân tộc Việt Nam là một dân tộc  được sinh ra từ sự phối hợp hai nhân tố tinh hoa của vũ trụ. Bởi vì Rồng tượng trưng dương tính, uy quyền, sức mạnh long trời, lở đất, ẩn hiện, biến hóa; Tiên tượng trưng cho âm tính, vẻ đẹp ôn nhu, hài hòa, nhân từ. Rồng Tiên đúc tạo cho con người Việt có đầy đủ đặc tính: khỏe đẹp, có lý có tình, dũng cảm khôn ngoan, biết quyền lợi mà cũng biết nghĩa vụ..Từ những cấu tạo của cội nguồn đã chứng tỏ dân tôc Việt Nam chúng ta là một Dân tộcthông minh và ưu việt.
      Trở lại thực trạng của sinh hoạt cộng đồng người Việt tự do Úc Châu! Ngay từ những năm đầu định cư ở Úc, hằng năm các tiểu bang đều có tổ chức ngày giổ tổ Hùng Vương, do HĐQT của cộng đồng địa phương đảm trách. Trong những năm nầy, ngày giổ tổ Hùng Vương tưng bừng nhộn nhịp những con dân Việt Nam kéo nhau về trụ sở cộng đồng tham dự ngày giổ. Nhìn cảnh đồng bào tề tựu trong ngày Giổ Tổ chúng ta đánh giá được tinh thần nhớ cội, hoài nguồn của đồng bào Việt Nam vẫn còn trong tâm khảm mọi người, dù đã rời xa tổ quốc.
      Nhưng những năm gần đây, ngày giỗ tổ Hùng Vương dần dà bị mai một bởi khuynh hướng chính trị xâm nhập vào sinh hoạt cộng đồng người Việt tự do ở hải ngoại. Sự xâm nhập làm ảnh hưởng nhiều nhất đến sinh hoạt CĐ ở hải ngoại là Nghị Quyết 36 của nhà nước CSVN. Điều trọng yếu của Nghị Quyết 36,  chính quyền CSVN chỉ thị cho bọn Việt Gian nằm vùng là nhắm vào trọng điểm phân hóa sinh hoạt trong CĐVN tại hải ngoại, nhằm suy giảm hóa tinh thần đấu tranh Dân Chủ cho Việt Nam. ..
      Riêng tại Nam Úc, ngày giỗ tổ Hùng Vương năm nay sẽ được tổ chức ở 3 địa điểm: Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng, Trung Tâm Văn Hóa Vìệt Nam và Hội Cao Niên Á Châu. Như vậy, vấn đề được đặt ra là trong 3 nơi tổ chức đó, nơi nào thật sự có tư cách truyền thống để tổ chức ngày giỗ tổ Hùng Vương.??? Để có cái nhìn tổng quát cho sự nhận xét, tôi sơ lược qua cơ cấu hình thành tổ chức lễ giỗ Hùng Vương của họ.

1./ Trung tâm sinh hoạt cộng đồng: Về phương diện điều hành, trung tâm trực thuộc CĐNVTD/NU. Đây là nơi mà theo thường lệ hằng năm, đã làm lễ giỗ tổ Hùng Vương nhiều lần trong thời gian qua kể từ khi cơ cấu sinh hoạt CĐ cho người Việt tỵ nạn CS ở Nam Úc được hình thành. Nếu xét về mặt tổ chức, CĐNVTD/NU là một tổ chức đại diện cho người Việt Nam cư ngụ trong tiểu bang Nam Úc. Vì vậy, ở cương vị nầy CĐNVTD/NU có đủ tư cách để tổ chức ngày giổ tổ Hùng Vương. Và TTSHCĐ là nơi mà đồng hương VN đã nhiều năm qua tề tựu về đây để dự lễ giổ tô Hùng Vương.
2./ Trung tâm văn hóa Việt Nam: Trung tâm trực thuộc vào hội NGVN/NU về mặt hành chánh. Sau gần 10 năm bị đóng băng do hệ quả của bè phái trong sinh hoạt của hội.! Trung tâm vừa được chính phủ Lao Động cho 100.000 dollars,  nhờ sự vận động tích cực của ban chấp hành hội NGVN/NU nhiệm kỳ 2008-2010. Từ số tiền nầy, cộng thêm số tiền quyên góp của nông gia VN nơi vùng Virginia, TTVHVN đã hoàn chỉnh xong phần căn bản . Năm nay, lần đầu tiên TTVHVN làm lễ giổ tổ Hùng Vương! Như vậy, thời gian của hơn 20 năm qua, tổ Hùng Vương nhan tàn khói lạnh không có ai làm lễ giổ???????????
3./ Hội cao niên Á Châu: Với danh xưng hàm chứa tính cách bao quát của một tổ chức sinh hoạt. Nếu giải đúng nghĩa thì đây là một hội dành cho những người lớn tuổi thuộc về các nước Á Châu như: Việt Nam, Lào, Miên, Trung Quốc, Thái Lan..v..v...Nhưng thực chất, quá trình hoạt động của hội trong mấy năm vừa qua, không ngoài công việc làm một lễ giổ tổ Vua Hùng, có chừng hơn mười người tham dự!!!!!

         Nếu chúng ta nhìn một cách khách quan để nhận định việc làm của một hội, một tổ chức, một nhóm đảng phái đấu tranh..v..v..thì các lễ giỗ trên đây lộ hẳn ra tính bất đoàn kết, tính phe nhóm, tính ích kỹ của người đứng ra tổ chức! Và đi sâu hơn nữa là tính gây chia rẻ sinh hoạt cộng đồng, một mục tiêu mà nghị quyết 36 của CSVN đang nhắm vào khối người Việt tỵ nạn ở hải ngoại!
         Nếu chúng ta nhìn từ quan niệm truyền thống của dân tộc Việt Nam, là một người có ý thức cội nguồn dân tộc, thì chúng ta lại càng tránh né đứng ra làm lễ giổ tổ Hùng Vương ở nhiều nơi. Bởi vì việc làm của chúng ta bị sai lệch với ý niệm định chế của tổ tiên. Lấy thí dụ điển hình nhất trong phạm vi gia đình, trách nhiệm làm lễ giổ cho tổ tiên hay cha mẹ qua đời, xưa nay có câu: Nhất trưởng nam, nhì trai út. Đây là truyền thống theo định chế gia đình dân tộc Việt Nam chúng ta. Nghĩa là ngày giổ của người chết thì trách nhiệm của trưởng nam hay là trai út làm lễ giổ, nếu hai người trưởng và út không có thì mới đến phiên người khác trong gia đình làm lễ giổ.
          Dựa trên định chế gia đình về lễ giổ, để áp dụng vào phạm vi CĐNVTD/NU trong ngày giổ tổ, thì trách nhiệm của CĐNVTD/NU làm lễ giổ Hùng Vương  là đúng với truyền thống dân tộc VN.
         Một quan niệm tự do được đưa ra trong sinh hoạt CĐ của ngày giổ tổ, là chúng ta có quyền không tham dự. Nhưng nếu chúng ta đã không tham dự ngày giổ tổ do CĐ tổ chức, mà còn đứng ra làm một ngày giổ tổ khác, thì đây là việc làm có tính chia rẻ tình đoàn kết!
         Trong những thông báo hay thư mời, quí vị đều nói lên tình đoàn kết, tình keo sơn của dân tộc Việt Nam...Nào là:
- Nhớ ngày 31 tháng ba
Con dân nước Việt khắp nơi một lòng
Dù ai buôn bán ngược xuôi
Nhớ ngày giổ tổ rủ nhau cùng về
       Vâng! Chúng tôi thấy rằng: “Con dân nước Việt khắp nơi một lòng” chỉ là lời nói mơ hồ của quí vị mang tính thói đời giả dối! Tại sao quí vị không hồi tâm một chút để suy nghĩ cho quyền lợi CĐ, cho quyền lợi dân tộc trong tiến trình dân chủ hóa VN.  Bởi vì việc làm của quí vị giờ đây chỉ có lợi cho chế độ CSVN, bọn chúng tiếp tục độc tài cai trị vĩnh viễn trên đất nước VN, nếu như khối người Việt Quốc Gia ở hải ngoại bị phân hóa tan nát!
        Adelaide 22/3/2012

Kiều Trọng Tấn